Cách Lấy Gỉ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh

Gỉ mũi làm tắc nghẽn hô hấp ở trẻ sơ sinh có thể là một nỗi lo lắng lớn đối với các bậc cha mẹ. Để giúp bé thoải mái hơn và tránh những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, việc lấy gỉ mũi cho trẻ là điều rất cần thiết. Dưới đây là một số cách an toàn và hiệu quả để lấy gỉ mũi cho bé yêu nhà bạn. Cùng tham khảo ngay nhé! 

Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn 

cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh
Lấy gỉ mũi cho bé bằng nước muối và khăn giấy

Cách 1: Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý và khăn giấy

Lấy gỉ mũi cho cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý và khăn giấy là một cách hiệu quả để giữ cho đường hô hấp của bé sạch sẽ và thoải mái. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để mẹ có thể thực hiện quy trình này một cách đúng cách và an toàn.

Bước 1: Chuẩn bị

Để tránh nước muối trào ngược, hãy quấn một tấm khăn mỏng thấm nước quanh cổ bé và đặt phía dưới đầu bé. Để bé nằm nghiêng một bên, giúp quá trình vệ sinh mũi trở nên dễ dàng hơn.

Bước 2: Sử dụng nước muối 

Đặt ống nhỏ nước muối gần cạnh mũi bé và nhỏ từ 1-2 giọt nước muối. Chờ vài phút để nước muối làm mềm gỉ mũi, sau đó sử dụng tăm bông sạch để nhẹ nhàng lấy hết dịch mũi bên trong.

Bước 3: Lặp lại nếu cần

Nếu dịch mũi vẫn chưa hết, mẹ có thể lặp lại quá trình nhỏ nước muối 2-3 lần nữa cho đến khi lỗ mũi thông thoáng.

Bước 4: Lau sạch mũi

Cuối cùng, dùng khăn giấy mềm, an toàn để lau sạch mũi cho bé, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.

Cách 2: Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh khăn giấy

Khi đang ở nhà, mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút dịch và nước muối sinh lý để làm sạch mũi và lấy gỉ ra cho trẻ. Nhưng trong trường hợp đang ở ngoài đường hoặc nơi không thuận tiện, mẹ hoàn toàn có thể thử áp dụng phương pháp lấy gỉ mũi cho trẻ bằng khăn giấy.

Lấy một tờ khăn giấy mềm và dai. Gấp đôi hoặc gấp tư tờ khăn giấy lại. Sau đó lấy góc gấp tư của từ khăn giấy làm điểm đầu, xoay tờ khăn thành một dải tròn và dài. Mẹ dùng đầu nhọn của góc gấp tư để xoắn gỉ mũi trong mũi của trẻ như cách sử dụng tăm bông ngoáy tai. Nhớ xoắn theo một chiều nhất định để dịch nhầy bám vào khăn và tránh tình trạng khăn giấy bung ra. Nếu lần đầu không lấy hết gỉ mũi, mẹ có thể lặp lại và đổi sang tờ khăn giấy mới khi chuyển sang mũi bên kia nhé. Nhớ để đầu trẻ hơi ngửa về phía sau trong lúc lấy gỉ mũi để bé cảm thấy thoải mái hơn.

Lựa chọn khăn giấy an toàn để vệ sinh cho bé

cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh
Lựa chọn những khăn giấy có thương hiệu, an toàn cho bé

Lưu ý quá trình này cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi và nên chọn giấy vệ sinh có độ mềm, dai, an toàn. Bạn có thể lựa chọn khăn giấy của Thiên An Nam để vệ sinh cho bé. Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam bằng phôi giấy cao cấp nhất nhập khẩu từ Indonesia. Cấu tạo từ sợi giấy dài, mềm mịn nhưng có độ dai vượt trội, không để lại mụn giấy hay bụi khi sử dụng. Khăn giấy của Thiên An Nam đáp ứng mọi tiêu chuẩn chất lượng và phù hợp với mọi loại da, kể cả làn da nhạy cảm nhất.

Những sai lầm khi lấy gỉ mũi cho bé sơ sinh

cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh
Tránh lấy gỉ mũi quá nhiều lần trong ngày

Không rửa tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ

Nhiều người thường hay bỏ qua bước rửa tay trước khi làm vệ sinh mắt, mũi cho bé. Thực tế, tay bạn đôi khi chính là cầu nối đưa vi khuẩn, xâm nhập vào cơ thể trẻ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn. Vì vậy, nhớ rửa tay sạch với xà phòng sát khuẩn là điều hết sức cần thiết mà các bậc cha mẹ nên nên chú ý khi bắt đầu vệ sinh mắt, mũi cho con. 

Lấy gỉ mũi quá nhiều lần

Khi nhận thấy dấu hiệu như khò khè, khó thở hoặc có đờm ở mũi của trẻ, nhiều mẹ thường tự lấy gỉ mũi và rửa mũi liên tục. Tuy nhiên, đây là sai lầm mà nhiều người mắc phải. Hút mũi quá nhiều có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ, làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.

Hơn nữa, cả mũi của trẻ sơ sinh và người lớn đều có cơ chế tự làm sạch. Mũi chứa chất nhầy giữ ẩm và ngăn chặn bụi bẩn. Nếu thực hiện việc rửa mũi quá thường xuyên, có thể gây mất chất nhầy này, làm khô mũi và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Niêm mạc mũi cũng dễ bị tổn thương, làm cho trẻ trở nên dễ mắc bệnh viêm mũi hơn.

Lấy gỉ mũi cho trẻ bằng khăn giấy là phương pháp vừa đơn giản vừa sạch sẽ, và giúp tránh được tổn thương mũi hơn khi hỉ mũi hoặc bóp hai bên khoang mũi để lấy gỉ ra như các mẹ hay làm. Nhưng nhớ chọn loại giấy mềm, dai, an toàn để bảo vệ cho bé yêu nhà bạn nhé! Cảm ơn các bạn đã đón đọc tin tức của Thiên An Nam. Chúc các bạn có một ngày thật vui!

Chia sẻ: