Những Khó Khăn Khi Xin Cấp Giấy Phép Xuất Khẩu

Để hàng hóa được xuất khẩu theo đúng quy định, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn trong việc thực hiện xin giấy phép khi không nắm rõ về quy định thủ tục. Bài viết này, hãy cùng Thiên An Nam làm rõ những khó khăn khi xin cấp giấy phép xuất khẩu hàng hóa, sản phẩm nhé! 

Giấy phép xuất khẩu là gì?

những khó khăn khi xin cấp giấy phép xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu là gì?

Giấy phép xuất khẩu là một tài liệu chính thức được cấp bởi cơ quan chính phủ hoặc cơ quan quản lý thương mại của một quốc gia, cho phép một doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân xuất khẩu một số hàng hóa hoặc dịch vụ ra nước ngoài. Giấy phép này thường đi kèm với các quy định và hạn chế cụ thể.

Những khó khăn khi xin cấp giấy phép xuất khẩu mà doanh nghiệp thường gặp phải 

Nhiều doanh nghiệp muốn xin cấp giấy phép xuất khẩu để sản phẩm, hàng hóa của mình được vươn ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, lại gặp những khó khăn sau:

  •  Không hiểu rõ quy định của pháp luật về giấy phép xuất, nhập khẩu
  •  Không biết hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm những gì
  •  Hồ sơ thiếu và không chính xác phải làm đi làm lại nhiều lần
  •  Không biết cơ quan có thẩm quyền nào cấp giấy chứng nhận

Dẫn đến việc mất thời gian, mất công sức và tốn tiền bạc, không có kết quả, hoặc chờ đợi kết quả quá lâu.

Quy trình các bước xin cấp giấy phép xuất khẩu

những khó khăn khi xin cấp giấy phép xuất khẩu
Các bước xin giấy phép xuất khẩu

Kể từ ngày (09/09/2023), quy trình cấp giấy phép xuất khẩu được tiến hành như sau:

Bước 1: Đăng ký xuất khẩu

Bước 2: Xác nhận yêu cầu xuất khẩu

Bước 3: Kiểm tra hàng hóa và giấy tờ liên quan

Bước 4: Lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu

Bước 5: Nộp hồ sơ và đóng phí

Bước 6: Xem xét và cấp giấy phép xuất khẩu

Quy trình chi tiết  

Bước 1

Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan chức năng, thông qua việc điền đầy đủ các thông tin liên quan đến hàng hóa, đối tác xuất khẩu và thủ tục vận chuyển.

Bước 2

Cơ quan chức năng sẽ xác nhận yêu cầu xuất khẩu và kiểm tra tính hợp lệ của thông tin đăng ký. Quá trình này có thể bao gồm việc kiểm tra chất lượng hàng hóa, công nghệ sử dụng, mã số HS và các quy định nhập khẩu của quốc gia đích.

Bước 3

Trước khi cấp giấy phép xuất khẩu, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hàng hóa và các giấy tờ liên quan như hóa đơn, hợp đồng mua bán, danh sách hàng hóa, và các loại chứng từ khác. Quá trình này nhằm đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin.

Bước 4

Sau khi kiểm tra hàng hóa và giấy tờ liên quan, doanh nghiệp cần lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu. Hồ sơ này bao gồm các thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa, số lượng, giá trị xuất khẩu, và các chứng từ liên quan.

Bước 5

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu được nộp tại cơ quan chức năng và kèm theo việc đóng phí theo quy định. Phí này thường phục vụ cho việc xem xét và xử lý hồ sơ.

Bước 6

Cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét hồ sơ và thực hiện các quy trình kiểm tra khác nếu cần. Sau khi đảm bảo đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy phép xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Xin giấy phép xuất khẩu ở đâu?

những khó khăn khi xin cấp giấy phép xuất khẩu
Xin cấp giấy phép xuất khẩu ở đâu?

Một là, thương nhân trực tiếp đến Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền cấp giấy phép để nộp hồ sơ xin cấp phép.

Hai là, nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thông qua đường bưu điện.

Ba là thương nhân có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép thông qua hình thức nộp trực tuyến trên mạng điện tử.

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh. Do đó, để xin giấy phép xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý 02 thủ tục quan trọng liên quan đến xin giấy phép xuất khẩu như sau:

  • Thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nói chung;
  • Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu với những mặt hàng cụ thể theo pháp luật chuyên ngành. 

Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu mới nhất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp cụ thể là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Chẳng hạn, đối với kinh doanh xuất nhập khẩu theo loại hình công ty hợp danh thì cần chuẩn bị hồ sơ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:
  1. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 2: Thực hiện đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền

Người thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong những phương thức sau đây:

  •  Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
  • Bước 3: Xem xét, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện:
  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
  • Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. 
  • Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất khẩu đã hoàn thành. Để xuất nhập khẩu mặt hàng cụ thể, doanh nghiệp cần đáp ứng thêm các điều kiện xuất nhập khẩu của mặt hàng đó và một trong đó các điều kiện đó là xin giấy phép xuất khẩu và thực hiện thủ tục hải quan là có thể thực hiện xuất khẩu thành công.

Bài viết trên Thiên An Nam đã giải thích rõ những khó khăn khi xin cấp giấy phép xuất khẩu của các doanh nghiệp. Cùng như cung cấp thêm một số thông tin về thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu cho các bạn. Hy vọng các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về lĩnh vực này. Chúc các bạn thành công nhé! 

Thông tin liên hệ 

CÔNG TY TNHH THIÊN AN NAM

Địa chỉ: 18H Cộng Hòa, phường 4, Tân Bình, TP HCM

Địa chỉ nhà máy sản xuất: Khu Công Nghiệp Nam Thuận, Xã Đức Hòa Đông, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An

Email: info@thienannam.com

Fanpage: Thiên An Nam Paper

Chia sẻ: